Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Công ty Luật LCA được chia thành các gói dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau, bao gồm:

– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Thực hiện sửa đổi, tách đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Các thủ tục về văn bằng bảo hộ: gia hạn, cấp phó bản, cấp lại, chấm dứt hiệu lực;

– Các thủ tục về quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ các tổ chức, các cá nhân khác nhau. (trích khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Nhãn hiệu là từ ngữ, logo hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó theo quy định pháp luật.

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

– Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, các tổ chức, cá nhân khác không được sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu đó.

– Bảo vệ nhãn hiệu khỏi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.

– Tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng.

– Góp phần tăng độ uy tín của hàng hóa, sản phẩm đối với khách hàng

– Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu: Sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu…

Điều kiện chung đăng ký nhãn hiệu:

Điều kiện chung đối với mỗi nhãn hiệu theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Thời hạn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Lệ phí đăng ký:

– Chi phí đăng ký cho một nhãn hiệu với 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000đ/đơn;
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000đ;
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000đ;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000đ.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000đ
  • Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000đ.

– Chi phí đăng ký cho một nhãn hiệu với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ:

  • Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm sản phẩm thứ 2 trở đi
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 550.000đ;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000đ.

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu với mỗi nhóm tăng thêm

  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ: 180.000đ;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000đ.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000đ;
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000đ.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về đăng ký nhãn hiệu

– Đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

+ Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội là đơn vị duy nhất và trực tiếp thực hiện thẩm định đơn, cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu:

– Xử lý bằng khởi kiện dân sự:

Chủ thể có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân khi quyền của mình bị xâm phạm.

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Buộc xin lỗi, cải chính công khai… Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Buộc bồi thường thiệt hại. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

– Xử phạt vi phạm hành chính:

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
  • Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
  • Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

– Chế tài hình sự:

Ngoài bồi thường thiệt hại dân sự, xử phạt hành chính thì chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

  • Điều 226 quy định về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

– Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Pháp nhân thương mại vi phạm có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, hoặc bị phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi



ĐĂNG KÝ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

Luật sư tại Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư Quảng Ngãi

ĐĂNG KÝ QUA CÁC KÊNH KHÁC

Facebook:

https://www.facebook.com/luatsuquangngailca

https://www.facebook.com/luatsugioiquangngai

Zalo: @Luật sư LCA Quảng Ngãi

Google maps: https://maps.app.goo.gl/



Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org

LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI
1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM

Hotline: 0905 333 560
Email: info@luatsuquangngai.org

Website:  www.LuatsuQuangNgai.org     www.LCAlawfirm.vn     www.DoanhNghiep.LuatsuQuangNgai.org

Fanpage Luật Sư Quảng Ngãi: https://www.facebook.com/luatsuquangngailca

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905333560