Mục lục
Tội cưỡng bức lao động là gì?
Tội cưỡng bức lao động là cưỡng bức giá trị sức lao động của người lao động, tức là bản chất của hành vi cưỡng bức lao động mặc dù nạn nhân là người lao động nhưng mục đích chính là nhắm vào sức lao động của người lao động nhưng không loại trừ các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nếu xảy ra.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Điều 297. Tội cưỡng bức lao động
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
Khách thể
Tội phạm này xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, mà cụ thể ở đây là người lao động.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan | – Hành vi dùng vũ lực: Là sử dụng sức mạnh bạo lực thông qua các hành vi như đấm, đá, tát, đánh, đập tác động bằng ngoại lực vào cơ thể của nạn nhân. Hành vi dùng vũ lực có thể thể hiện dưới nhiều động tác khác nhau và mục đích chính khi sử dụng vũ lực là nhằm ép người khác phải lao động. Điều này để phân biệt với hành vi dùng vũ lực trong các tội khác như cố ý gây thương tích, cưỡng dâm, hiếp dâm… | |
– Hành vi đe dọa dùng vũ lực: Là việc sử dụng bạo lực tinh thần thông qua các hành vi, hành động hoặc dưới hình thức không hành động nhằm làm cho người lao động lo sợ rằng hành vi sử dụng bạo lực sẽ diễn ra, từ đó buộc họ phải thực hiện việc lao động mà người cưỡng bức lao động đã ép buộc họ tiến hành. | ||
– Thủ đoạn khác: Là việc sử dụng các thủ đoạn ngoài dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, ví dụ như các biện pháp ép buộc về tinh thần, ràng buộc về các điều kiện vật chất, công việc khiến cho người lao động phải miễn cưỡng làm việc theo yêu cầu của người cưỡng bức lao động đặt ra. | ||
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả | – Hậu quả của tội phạm này không phải là căn cứ duy nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi cưỡng bức lao động. Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. |
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kì ai đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Mặc dù, khi nhắn đến quan hệ lao động, thông thường người lao động bị cưỡng bức bởi chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc lao động. Nhưng điều luật này không bó hẹp phạm vi chỉ người sử dụng lao động mới có thể trở thành chủ thể thực hiện tội cưỡng bức lao động, mà còn có thể là những người khác có liên quan đến quan hệ lao động này ví dụ như người quản lý, người được chủ sử dụng lao động giao thực hiện các công việc tại cơ sở có sử dụng lao động hoặc giữa chính những người lao động với nhau.
Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Khuyến nghị của Luật sư Quảng Ngãi .org
-
- Bài viết nêu trên được Luật sư Quảng Ngãi .org thực hiện nhằm mục đích tham khảo, nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức pháp luật.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ với Luật sư Quảng Ngãi .org qua hotline 0905 333 560, Email: info@luatsuquangngai.org
Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org
LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI
1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi
LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM
Hotline: 0905 333 560
Email: info@luatsuquangngai.org
Website: www.LuatsuQuangNgai.org www.LCAlawfirm.vn www.DoanhNghiep.LuatsuQuangNgai.org
Fanpage Luật Sư Quảng Ngãi: https://www.facebook.com/luatsuquangngailca
Công ty Luật LCA : https://www.facebook.com/luatsugioiquangngai