Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người – BLHS 2015 – Phân tích

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phân cơ thể người là gì?

Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là hành vi lấy đi bộ phận của cơ thể người còn sống trái pháp luật.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên;

d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH

Khách thể

Khách thể của tội phạm này là sức khỏe và tính mạng của người khác bởi được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người trong Bộ luật hình sự. Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến sự an toàn đối với chức năng cơ thể sống của con người.

Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm mô và bộ phận cơ thể của người. Theo quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, “Mô” là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người (ví dụ: Mô biểu bì, mô thần kinh, mô cơ…). “Bộ phận cơ thể người” là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định (ví dụ như: nội tạng, giác mạc, tay, chân…)

Mặt khách quan

Hành vi khách quan – Hành vi mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người: không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân mà hoàn toàn dựa vào mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mô hoặc bộ phận cơ thể người.
– Hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người: có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt hoặc chiếm đoạt từ người khác và không phải mọi trường hợp chiếm đoạt đều vì mục đích lợi nhuận.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả – Về hậu quả: Tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức, người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong hành vi trên là đã cấu thành tội phạm mà không cần biết đã mua bán được chưa hay đã chiếm đoạt được mô hoặc bộ phận cơ thể người chưa.

Chủ thể

Chủ thể thực hiện tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không phải là chủ thể đặc biệt. Tức là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Mặt chủ quan

Người phạm tội tiến hành mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người một cách cố ý. Người phạm tội thấy trước được hành động của mình sẽ là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội, biết hậu quả xảy ra và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội có thể thực hiện hành vi với nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhưng đây không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với tội phạm này.

Luật sư Hình sự - Quảng Ngãi
Luật sư Hình sự – Quảng Ngãi


Khuyến nghị của Luật sư Quảng Ngãi .org

    1. Bài viết nêu trên được Luật sư Quảng Ngãi .org thực hiện nhằm mục đích tham khảo, nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức pháp luật.
    2. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ với Luật sư Quảng Ngãi .org qua hotline 0905 333 560, Email:  info@luatsuquangngai.org


Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org

LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI
    1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
    389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
    204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM

Hotline: 0905 333 560
Email: info@luatsuquangngai.org

Website:  www.LuatsuQuangNgai.org     www.LCAlawfirm.vn     www.DoanhNghiep.LuatsuQuangNgai.org  

Fanpage Luật Sư Quảng Ngãi: https://www.facebook.com/luatsuquangngailca

Công ty Luật LCA                    : https://www.facebook.com/luatsugioiquangngai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905333560