Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

–  Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Các trường hợp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu:

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2015, Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện theo điều 177 (nêu trên) thì vô hiệu, trừ trường hợp có quy định khác.

Hợp đồng đặc cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015:

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015:

  •  Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
  •  Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật dân sự 2015:

Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc do chủ thể nêu trên giao kết sẽ không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

  •  Của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  •  Việc giao kết chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
  • Được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Hợp đồng bị vô hiệu do bị nhầm lẫn

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật dân sự 2015:

– Trường hợp hợp đồng đặt cọc được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

– Hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015:

Khi một bên tham gia do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2015:

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã giao kết hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015:

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp một số trường hợp khác theo luật định.Tư vấn về hợp đồng đặt cọc, mua bán, chuyển nhượng


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

Luật sư tại Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Luật sư Quảng Ngãi

ĐĂNG KÝ QUA CÁC KÊNH KHÁC

Facebook:

https://www.facebook.com/luatsuquangngailca

https://www.facebook.com/luatsugioiquangngai

Zalo: @Luật sư LCA Quảng Ngãi

Google maps: https://maps.app.goo.gl/



Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org

LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI
1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi

LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM

Hotline: 0905 333 560
Email: info@luatsuquangngai.org

Website:  www.LuatsuQuangNgai.org     www.LCAlawfirm.vn     www.DoanhNghiep.LuatsuQuangNgai.org

Fanpage Luật Sư Quảng Ngãi: https://www.facebook.com/luatsuquangngailca

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0905333560