Mục lục
- 1 THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG LY HÔN
- 1.1 1.Hòa giải ở cơ sở (Trước khi nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn)
- 1.2 2. Hòa giải tại Tòa án
- 1.2.1 2.1. Hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Trước khi Tòa án thụ lý vụ án)
- 1.2.1.1 Bước 1: Nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và Tòa án thụ lý đơn
- 1.2.1.2 Bước 2: Thực hiện lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện, người yêu cầu
- 1.2.1.3 Bước 3: Hòa giải viên tiến hành hòa giải và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
- 1.2.1.4 Bước 4: Quyết định công nhận hoặc không công nhận công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành
- 1.2.2 2.2. Hòa giải theo Bộ luật tố tụng dân sự (Sau khi Tòa án thụ lý vụ án)
- 1.2.3 Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án được thực hiện như sau (Điều 210 BLTTDS 2015):
- 1.2.4 Sau khi Tòa án tiến hành các thủ tục hòa giải như trên, theo quy định tại Điều 397 BLTTDS 2015 sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
- 1.2.1 2.1. Hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Trước khi Tòa án thụ lý vụ án)
- 2 LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
- 3 LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – Công ty Luật LCA
- 4 DỊCH VỤ LY HÔN TẠI CÁC HUYỆN THUỘC TỈNH QUẢNG NGÃI
- 5
- 6 Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org
THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG LY HÔN
1.Hòa giải ở cơ sở (Trước khi nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn)
Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “ Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.
Theo đó, việc hòa giải ở cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Hòa giải cơ sở thường được tiến hành ở UBND xã, phường,..với mục đích là mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ vợ chồng giữa 02 bên.
2. Hòa giải tại Tòa án
2.1. Hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Trước khi Tòa án thụ lý vụ án)
Căn cứ theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì thủ tục hòa giải theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án đối với vụ việc ly hôn được quy định như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và Tòa án thụ lý đơn
Người khởi kiện ly hôn, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các hình thức: Nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua hình thức nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Sau khi nhận đơn Tòa án tiến hành xem xét đơn trong 02 ngày làm việc ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu đơn thuộc thẩm quyền của Tòa án và không thuộc các trường hợp không hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 3, Điều 16 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
Bước 2: Thực hiện lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện, người yêu cầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởi kiện, người yêu cầu gửi câu trả lời đồng ý hoặc không đồng ý cho Tòa án, trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ. Hết thời hạn này Tòa án xử lý như sau:
Thứ nhất, đồng ý: Tòa án phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện hòa giải, đối thoại. Trong 03 ngày làm việc, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại chỉ định Hòa giải viên.
Thứ hai, không đồng ý: Tòa án chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Thứ ba, hết thời hạn 3 ngày nhưng người khởi kiện, người yêu cầu chưa trả lời: Thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên. Người khởi kiện, người yêu cầu có thêm ba ngày để tiếp tục trả lời: Nếu đồng ý hoặc hết thời hạn này vẫn chưa trả lời thì Tòa án phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại và trong vòng 03 ngày Thẩm phán phụ trách chỉ định Hòa giải viên tiến hành hòa giải. Sau đó, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại và văn bản chỉ định Hòa giải viên cho Hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án nhân dân cấp huyện khác nếu Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác.
Bước 3: Hòa giải viên tiến hành hòa giải và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch. Việc thông báo có thể thực hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác thuận tiện cho các bên. Khi đến thời hạn ấn định, Hòa giải viên tiến hành tổ chức phiên họp và lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại. Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác. Trường hợp hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì thời hạn tối đa là 07 ngày, sau đó Hòa giải viên tiếp tục mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.
Bước 4: Quyết định công nhận hoặc không công nhận công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành
Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây: Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án. Hết thời hạn 15 ngày chuẩn bị, Thẩm phán ra Quyết định:
– Trường hợp có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Sau khi có quyết định các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định.
– Trường hợp không có đủ điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành và nêu rõ lý do. Thẩm phán chuyển quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
2.2. Hòa giải theo Bộ luật tố tụng dân sự (Sau khi Tòa án thụ lý vụ án)
Căn cứ Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “ Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Theo đó, hòa giải theo thủ tục tố tụng là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn. Thủ tục hòa giải này được thực hiện trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý.
Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án được thực hiện như sau (Điều 210 BLTTDS 2015):
– Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
– Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
– Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
– Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Sau khi Tòa án tiến hành các thủ tục hòa giải như trên, theo quy định tại Điều 397 BLTTDS 2015 sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
– Trường hợp khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự nếu: hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; và sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.
LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – Công ty Luật LCA
– LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – LCA lawfirm là một trong những Công ty Luật uy tín tại Việt Nam, luôn được Khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và đánh giá cao.
– LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – LCA lawfirm có các Luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực
– LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – LCA lawfirm cung cấp dịch vụ Luật sư, tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: đầu tư, doanh nghiệp, nhà ở, đất đai, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, lao động, thuế, kế toán, hình sư, giải quyết tranh chấp.
DỊCH VỤ LY HÔN TẠI CÁC HUYỆN THUỘC TỈNH QUẢNG NGÃI
Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org
LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI
1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi
LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM
Hotline: 0905 333 560
Email: info@luatsuquangngai.org
Website: www.LuatsuQuangNgai.org www.LCAlawfirm.vn www.DoanhNghiep.LuatsuQuangNgai.org
Fanpage Luật Sư Quảng Ngãi: https://www.facebook.com/luatsuquangngailca
https://www.facebook.com/luatsugioiquangngai