Mục lục
1. Đối tượng được cấp dưỡng
Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về đối tượng cấp được cấp dưỡng như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
2. Mức cấp dưỡng
Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng. Toà án sẽ căn cứ vào các tiêu chí sau để xác định mức cấp dưỡng:
+ Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
– Các quy định có thể tham khảo để làm cơ sở xác định mức cấp dưỡng:
+ Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hướng dẫn như sau: “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”
+ Khoản 2, phần III của Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của TANDTC, cụ thể là “Toà án phải xem xét đến khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người phải đóng góp phí tổn cũng như khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người nuôi dưỡng con. Trong đó mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con”.
3. Phương thức cấp dưỡng
Căn cứ Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Các quy định có thể áp dụng để xác định phương thưc cấp dưỡng (một lần hoặc định kỳ):
+ Theo Nghị quyết 02/2000 của HĐTPTANDTC, khi các bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
+ Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được quy định rất cụ thể tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 70/2001 của Chính phủ. Theo đó việc nghĩa vụ cấp dưỡng một lần được thực hiện trong 4 trường hợp:
- Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế và được người cấp dưỡng đồng ý;
- Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Tòa án đồng ý;
- Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ) trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tính trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần và được tòa án chấp nhận;
- Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần.
4. Bảo đảm thực hiện
– Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng, pháp luật cũng đã ghi nhận một số biện pháp và chế tài xử lý nhằm cưỡng chế, răn đe người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo cho nghĩa vụ cấp dưỡng được thực thi hiệu quả hơn trên thực tế.
– Ghi nhận quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thi hành án cấp dưỡng cho con phải thực hiện nghĩa vụ. Quyền này được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
– Ghi nhận biện pháp trừ vào thu nhập của người có nghĩa vụ tại Điều 78 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014.
– Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, tại Điều 57 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Chế tài xử lý hình sự được cụ thể tại Điều 186 BLHS năm 2015 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”.
Sau đó, kết quả xử lý đơn khởi kiện được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử của người khởi kiện.
LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
![]() |
LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – Công ty Luật LCA
– LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – LCA lawfirm là một trong những Công ty Luật uy tín tại Việt Nam, luôn được Khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và đánh giá cao.
– LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – LCA lawfirm có các Luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực
– LUẬT SƯ QUẢNG NGÃI – LCA lawfirm cung cấp dịch vụ Luật sư, tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: đầu tư, doanh nghiệp, nhà ở, đất đai, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, lao động, thuế, kế toán, hình sư, giải quyết tranh chấp.
DỊCH VỤ LY HÔN TẠI CÁC HUYỆN THUỘC TỈNH QUẢNG NGÃI
Liên hệ – Luật sư Quảng Ngãi .org
LUẬT SƯ TẠI QUẢNG NGÃI
1166 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi
LUẬT SƯ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
389/74/6 Lê Văn Khương, P. Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
204 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 10, TP. HCM
Hotline: 0905 333 560
Email: info@luatsuquangngai.org
Website: www.LuatsuQuangNgai.org www.LCAlawfirm.vn www.DoanhNghiep.LuatsuQuangNgai.org
Fanpage Luật Sư Quảng Ngãi: https://www.facebook.com/luatsuquangngailca
https://www.facebook.com/luatsugioiquangngai